Mô hình trọng tâm năm 2022 tại trường Cao đẳng Công nghệ và Môi trường Hà Nội

TÊN ĐỀ TÀI:“Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình nuôi trồng quả thể nấm đông trùng hạ thảo loài Cordyceps militaris tại Trường Cao đẳng Công nghệ và môi trường Hà Nội”
TÁC GIẢ MÔ HÌNH: Ths.Trần Văn Tiến – Giảng viên – Trưởng phòng Quản lý đào tạo - Trường Cao đẳng Công nghệ và Môi trường HN.

Thực hiện Kế hoạch số 10/KH-HĐTĐKT ngày 10/12/2021 của Hội đồng Thi đua khen thưởng Thành phố Hà Nội về Công tác thi đua khen thưởng năm 2022 và  Kế hoạch số 05/KH-CTĐ 19 ngày 6/4/2022 về Công tác Thi đua – Khen thưởng năm 2022 của Cụm thi đua số 19về Công tác Thi đua khen thưởng năm 2022.         
Trường Cao đẳng Công nghệ và Môi trường Hà Nội đã đăng ký và triển khai mô hình Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình nuôi trồng quả thể nấm đông trùng hạ thảo loài Cordyceps militaris tại Trường CĐ Công nghệ và Môi trường Hà Nội. Ngày 28/10/2022 nhà trường đã báo cáo công tác thực hiện Mô hình trọng tâm năm 2022 của nhà trường với kết quả đạt được cụ thể như sau:
Trường Cao đẳng Công nghệ và Môi trường Hà Nội là một trường đào tạo nhiều khối ngành kỹ thuật nên việc đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động đào tạo thực hành, rèn nghề được nhà trường triển khai hàng năm. Đặc biệt ngành Trồng trọt và Bảo vệ thực vật luôn được quan tâm, đầu tư với vị thế ngành mũi nhọn của trường.

Nấm đông trùng hạ thảo được biết đến là một loại thảo dược có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Từ kinh nghiệm nghiên cứu về nuôi cấy mô tế bào một số loài cây trồng trước đây Trường CĐ Công nghệ và Môi trường Hà Nội tiến hành xây dựng mô hình“Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo loài Cordyceps militaris tại Trường CĐ Công nghệ và Môi trường Hà Nội” không chỉ phục vụ cho hoạt động sản xuất, quan  trọng hơn là đáp ứng cho đào tạo thực hành, thực tập, đào tạo nghề cho học sinh, sinh viên trong khoa Trồng trọt và Bảo vệ thực vật nói riêng và Nhà trường nói chung.

1. Mục tiêu của mô hình

- Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để xây dựng mô hình nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo tại Trường CĐ Công nghệ và Môi trường Hà Nội đạt sản phẩm chất lượng cao, hiệu quả kinh tế.
- Mô hình được sử dụng phục vụ công tác nghiên cứu khoa học gắn với thực hành thực tập của học sinh, sinh viên, sản xuất ra sản phẩm phục vụ công tác đào tạo của Nhà trường
- Cán bộ, giáo viên có điều kiện được bồi dưỡng, nâng cao tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
2. Thời gian, phạm vi, đối tượng thực hiện
- Thời gian: Từ tháng 2 đến tháng 10 năm 2022
- Phạm vi: Khoa, Phòng, Trung tâm và các đơn vị trực thuộc của nhà trường.
- Đối tượng: Mô hình là một trong những cơ sở thực hành, thực tập ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp áp dụng cho giảng viên, học sinh sinh viên khoa Kỹ thuật nông nghiệp.
3. Quy trình kỹ thuật
- Nhân giống gốc

 

- Nhân giống cấp 1

- Nhân giống sản xuất

 - Cấy giống và nuôi dưỡng

  

- Thu hoạch và bảo quản

  


4. Kết quả mô hình

Mô hình đã đạt được một số kết quả cụ thể:
- Xây dựng thành công mô hình nuôi trồng quả thể nấm Đông trùng hạ thảo tại trường Cao đẳng Công nghệ và Môi trường Hà Nội. Tiến hành phân lập, thuần hóa và giữ giống nấm đông trùng hạ thảo từ nguồn quả thể được nuôi trồng đạt tiêu chuẩn giống.
- Người học được tiếp cận và sử dụng các thiết bị hiện đại, phù hợp với yêu cầu thực tiễn và thích ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Nông nghiệp cao sau khi học xong trên mô hình.

5. Định hướng phát triển mô hình
- Mô hình là một trong những cơ sở thực hành, thực tập ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất đã tạo được hứng thú cho học sinh, sinh viên, cán bộ giáo viên trong học tập và giảng dạy.
- Kết hợp vừa đào tạo, vừa sản xuất tạo ra sản phẩm đem lại lợi nhuận kinh tế.
- Sản phẩm của mô hình đã được kiểm định các chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm và có hàm lượng dược tính khá cao,  người tiêu dùng tin tưởng yên tâm về sức khỏe khi sử dụng sản phẩm, góp phần chăm sóc sức khỏe cộng đồng và người dân trên địa bàn thành phố.
- Mô hình là một trong những cơ sở thực hành, thực tập ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất đã tạo được hứng thú cho học sinh, sinh viên, cán bộ giáo viên trong học tập và giảng dạy.
- Kết hợp vừa đào tạo, vừa sản xuất tạo ra sản phẩm đem lại lợi nhuận kinh tế.
- Có khả năng mở rộng quy mô sản xuất để cung ứng ra thị trường nguồn dược liệu quý, đáp ứng cho nhu cầu nguyên liệu của ngành dược phẩm và tiêu dùng của người dân.
- Có khả năng chuyển giao quy trình kỹ thuật cho học viên, người dân và các đơn vị sản suất có nhu cầu.

Tác giả: Bùi Thị Nụ-Trường Cao đẳng Công nghệ và Môi trường Hà Nội 

ĐỐI TÁC