Điều kiện để hành nghề dịch vụ thú y của Sinh viên sau khi tốt nghiệp

Theo văn bản Luật Thú y, Nghị định 35/2016/NĐ-CP quy định chi  tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thú y, đã chỉ rõ:

Các loại hình kinh doanh dịch vụ kỹ thuật thú y hiện nay bao gồm:

  • - Tiêm phòng, chữa bệnh, phẫu thuật động vật;  tư vấn các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y
  • - Khám bệnh, chẩn đoán bệnh, xét nghiệm bệnh động vật.
  • - Buôn bán thuốc thú y.
  • - Sản xuất, kiểm nghiệm, khảo nghiệm, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc thú y.


Để đáp ứng yêu cầu làm việc trong các loại hình kinh doanh dịch vụ này, nhân viên cần các năng lực:

  • - Có chứng chỉ hành nghề thú y phù hợp với từng loại hình hành nghề thú y 
  • - Có đạo đức nghề nghiệp
  • - Có đủ sức khỏe hành nghề.


Hiện nay, Khoa Kỹ thuật nông nghiệp – chuyên ngành Chăn nuôi thú y của trường  Cao  đẳng Công nghệ và Môi trường Hà Nội đang đào tạo ở trình độ Cao đẳng,  Trung cấp, Sơ cấp. Do vậy, người học sau khi tốt nghiệp có thể tham gia vào các loại hình cơ sở kinh doanh dịch vụ thú y với yêu cầu cụ thể:

  • - Hành nghề chẩn đoán, chữa bệnh, phẫu thuật động vật, tư vấn các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y tối thiểu phải có bằng trung cấp chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú  y.
  • - Người hành nghề tiêm phòng cho động vật phải có chứng chỉ tốt nghiệp lớp đào tạo về kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp tỉnh cấp.
  • - Người buôn bán thuốc thú y phải có bằng trung cấp trở lên chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y.

Sau quá trình học tập tại trường, người học có điều kiện được học liên thông lên các bậc học cao hơn và có thể đáp ứng được yêu cầu vị trí việc làm như phụ trách kỹ thuật của cơ sở phẫu thuật động vật, khám bệnh, chẩn đoán bệnh, xét nghiệm bệnh động vật,  kiểm nghiệm, khảo nghiệm, xuất nhập khẩu thuốc thú y.

 KHOA KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP

ĐỐI TÁC